Mang thai liên tục suốt 10 năm để tránh chu kỳ kinh nguyệt
Trong khi nhiều phụ nữ thực hiện các biện pháp tránh thai thì có một người phụ nữ lại liên tục mang thai và sinh con vì muốn tránh khỏi những rắc rối của ngày “đèn đỏ”.
Người phụ nữ trẻ tên Madison Chavez đến từ Florida, Mỹ cho biết lần đầu tiên cô mang thai là vào năm 2014 khi mới 16 tuổi. Cô sinh con trai đầu lòng vào năm 2015. Đến năm 2017, người đẹp sinh cậu con trai thứ 2.
Madison không mau bị sảy thai 2 lần vào năm 2018 và 2019. Đến năm 2020 và năm 2022, cô sinh liên tiếp hai bé gái kháu khỉnh. Hiện tại, Madison đang mang thai đứa con thứ năm và dự kiến sẽ hạ sinh em bé này vào đầu năm 2024. Như vậy trong gần 10 năm qua, cô gái đã mang thai đến 7 lần và gần như không phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt như những người phụ nữ khác.
Madison Chavez đã mang thai liên tục trong 10 năm (Ảnh: NYPost)
Câu chuyện của người phụ nữ trẻ xinh đẹp này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Video mới đây ghi lại khoảnh khắc cô nhảy múa cùng chồng - anh Josh và 4 đứa con đã nhận được gần 3 triệu lượt xem. Titktoker này cũng thường xuyên đăng bài về nuôi dạy con cái trên mạng xã hội và rất được quan tâm.
Trên thực tế, Madison không phải là người phụ nữ duy nhất mang thai hàng năm để tránh chu kỳ kinh nguyệt. Một nữ Tiktoker khác là Chantel Schnider (Canada) cũng cho biết cô tránh chu kỳ kinh nguyệt bằng cách liên tục mang bầu.
Tuy nhận được nhiều sự quan tâm nhưng không ít người tỏ ra băn khoăn về cách quản lý thời gian và suy nghĩ khác thường của 2 người mẹ trẻ này, nhất là việc cô sinh nở quá nhiều và quá liên tục có thể gây hại cho sức khỏe.
Tác hại của việc sinh con quá dàyNguy cơ sinh non, con thiếu cân
Theo nhiều nghiên cứu, những em bé được thụ tinh trong vòng 6 tháng đầu sau khi mẹ sinh đứa trẻ trước có nguy cơ sinh non lên đến hơn 40%. Ngoài ra, nguy cơ em bé sinh ra thiếu cân lên đến hơn 61% so với những em bé được thụ thai sau ít nhất 18 kể từ thai kỳ trước đó.
Đe dọa sức khỏe mẹ bầu
Nếu sinh con quá dày, mẹ dễ bị tiền sản giật, thiếu máu, tăng huyết áp trong quá trình mang thai. Trong khi chuyển dạ, mẹ bầu cũng gặp khó khăn như cơn cơ yếu, chuyển dạ kéo dài khiến mẹ mệt mỏi và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi cũng như quá trình sinh.
Mang thai quá dày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Sau mỗi lần sinh, cơ thể mẹ yếu hơn rất nhiều nên cần được nghỉ ngơi. Nếu người mẹ phải đối mặt tiếp với một lần vượt cạn nữa trong thời gian ngắn thì mẹ dễ bị suy nhược, thậm chí gặp phải các biến chứng như thủng tử cung, nhiễm trùng…
Ngoài ra, đẻ con quá dày còn ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ khi phải chịu áp lực từ việc mang thai, đồng thời phải chăm con nhỏ.
Sinh con quá dày trẻ dễ bị tự kỷ
Nghiên cứu tiến hành trên 7000 đứa trẻ ở Phần Lan cho thấy việc mang thai lần hai trước khi đứa đầu chưa đủ 1 tuổi sẽ làm tăng 30% nguy cơ đứa trẻ thứ 2 mắc bệnh tự kỷ.
Tuy bệnh tự kỷ do nhiều yếu tố gây nên nhưng mẹ cũng nên cẩn trọng với khả năng này. Hãy cố gắng duy trì khoảng cách các lần sinh để đảm bảo an toàn nhất cho những đứa trẻ.
Theo các chuyên gia, khoảng cách giữa hai lần sinh tốt nhất là nằm trong khoảng thời gian từ 18 – 59 tháng. Việc sinh quá dày hoặc cách nhau quá xa cũng đều không tốt. Nếu mẹ sinh thường thì cần đảm bảo đứa đầu được ít nhất 1 tuổi mới nên mang thai đứa con tiếp theo.
Nếu đứa đầu mẹ sinh mổ thì khoảng cách để mang thai lần sau là 2 năm. Đây là khoảng cách tối thiểu để sức khỏe của mẹ được hồi phục tốt nhất vì sau sinh mổ cộng với việc chăm con, sức khỏe của người phụ nữ yếu đi rất nhiều.
-> Trốn trong nhà suốt 55 năm vì... sợ phụ nữ
Phương Anh (Theo NYPost)
Tags: chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ mang thai tác hại khi sinh con quá dày trì hoãn kinh nguyệt